Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã thúc đẩy các bạn nhỏ tiếp cận với tin học từ sớm. Việc học lập trình ngay từ bậc tiểu học mang lại cho các em học sinh một lợi thế lớn trong tương lai.
Và, việc giải đề tin học có thể trở thành một thách thức cho con trẻ, nếu không có phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp. Vậy, làm thế nào để các con có thể hiểu và giải quyết các dữ kiện của đề bài một cách hiệu quả nhất?
Codekids – Lập trình nhí xin chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích của mình để giúp cho các con có thể tự tin và làm chủ được các đề bài tin học một cách dễ dàng và vững vàng hơn.
- Phương pháp học Tin học – Lập trình
Trước khi bước vào quá trình ôn luyện và giải đề Tin học, các con chắc chắn phải có một nền tảng kiến thức và kỹ năng thực hành vững chắc. Các con có thể rèn luyện điều này thông qua phương pháp học tập của mình.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức học tin học và lập trình, trong bài viết này Codekids – Lập trình nhí sẽ hướng đến 3 hình thức học phổ biến nhất: Học Online, học ở trường và học tại các trung tâm đào tạo về Tin học trẻ – Lập trình.
Học Online
Học Online được đánh giá là một phương pháp học tin học tiện lợi và mang lại hiệu quả cao cho người học. Bởi, các con có thể học ngay tại nhà có sự quan sát của ba mẹ. Cùng với đó, chỉ cần một chiếc máy tính và mạng Internet là các con đã có sự chủ động học bất cứ khi nào và ở bất kỳ nơi đâu.
- Khóa học online có sự hướng dẫn trực tiếp: Ba mẹ có thể đăng ký cho con các lớp học online có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô trong quá trình con học. Con sẽ được các thầy cô hướng dẫn như các lớp học offline và nhận được phản hồi ngay lập tức khi con gặp khó khăn trong lúc thực hiện các dự án cá nhân của mình.
- Khóa học qua video hướng dẫn: Hoặc, ba mẹ có thể mua các khóa học với các video hướng dẫn cho con. Con có thể chủ động tự chọn nội dung, tốc độ và thời lượng học theo đúng nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, còn có thể xem lại các bài giảng đã học nhiều lần nếu con chưa hiểu, sau đó thực hiện các bài tập theo lộ trình học con đã đăng ký.
Nhìn chung, các ưu điểm và nhược điểm của việc học Online như sau:
Ưu điểm:
- Có sự linh hoạt về thời gian và không gian học: Học sinh có thể học bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, không bị giới hạn như các lớp học truyền thống.
- Tiếp cận được nhiều tài nguyên và nội dung học đa dạng: Có thể tìm được nhiều tài liệu, khóa học và video hướng dẫn online bắt kịp được những xu hướng mới nhất của công nghệ.
- Tiết kiệm chi phí: Học phí của các khóa học online thường rẻ hơn so với khi tham gia các lớp học trực tiếp. Hơn thế, học sinh còn tiết kiệm được chi phí di chuyển.
- Tùy chỉnh tốc độ học: Học sinh có thể điều chỉnh tốc độ của video nhanh hoặc chậm tùy theo tốc độ của mình, có thể dừng lại để ghi chú, ôn tập khi cần thiết và tua lại nếu chưa hiểu.
- Nâng cao kỹ năng tự học: Học online đòi hỏi tinh thần tự giác và tự học cao, góp phần giúp cho các bé phát triển tính kỷ luật, kỹ năng quản lý thời gian và xây dựng khả năng tự nghiên cứu.
Nhược điểm:
- Thiếu sự tương tác trực tiếp: Học online có thể khiến các con cảm thấy buồn chán, cô đơn và ít có cơ hội giao tiếp với thầy cô và các bạn học khác.
- Dễ mất tập trung: Môi trường học online thường có những yếu tố gây phân tâm, đặc biệt là với các bạn không có tính kỷ luật cao thì các con thường dễ nản, nhanh bỏ cuộc.
- Thiếu sự hướng dẫn sát sao: Với các khóa học video, không có sự tương tác trực tiếp với thầy cô, học sinh khó được giải đáp ngay các thắc mắc.
- Phụ thuộc vào công nghệ: Học online đòi hỏi phải có thiết bị và kết nối internet ổn định. Nếu không, học sinh có thể gặp khó khăn khi truy cập bài giảng hoặc tài liệu.
Học ở trường
Học tin học ở trường là hình thức học cơ bản nhất và bắt buộc cho học sinh các cấp hiện nay. Thường tập trung vào việc giúp học sinh tiếp xúc và nắm bắt những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng máy tính thông dụng. Đây chính là nền tảng cho việc học tin học nâng cao sau này của các con. Các ưu và nhược điểm của hình thức học tin học ở trường bao gồm:
Ưu điểm:
- Được sự hướng dẫn từ giáo viên: Học sinh nhận được sự hướng dẫn và giải thích từ thầy cô trong quá trình học và có sự hỗ trợ trực tiếp ngay khi gặp khó khăn.
- Môi trường học có tính kỷ luật: Bởi vì học ở trường nên các con sẽ có tiết cố định và rõ ràng, các con sẽ có nề nếp học tập và xây dựng được thói quen kỷ luật trong khi học tập.
- Không cần mang theo máy tính: Học sinh có cơ hội thực hành trực tiếp trên máy tính tại phòng máy ở trường, mà không đem theo máy tính cá nhân.
- Tương tác với bạn bè: Học ở lớp sẽ giúp con có cơ hội thảo luận, trao đổi với các bạn cùng lớp. Từ đó, còn có thể học hỏi và phát triển lẫn nhau thông qua các kỹ năng làm việc nhóm.
Nhược điểm:
- Thiếu sự cá nhân hóa: Chương trình tin học trên trường được thiết kế chung cho toàn bộ các học sinh nên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu và tốc độ học tập của từng bạn. Đôi khi, một vài học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, trong khi có bạn lại không thể theo kịp.
- Cơ sở vật chất hạn chế: Tuy ở trường có phòng máy dành cho các con học nhưng thiết bị thường chưa được hiện đại hoặc không đủ số lượng cho các con thực hành hết được.
- Thời lượng học ngắn: Thời gian dành cho môn tin học trong chương trình học chính khóa thường hạn chế, không đủ để học sinh có thể đi sâu vào các kiến thức lập trình hay thực hành chuyên sâu.
- Ít cập nhật: Chương trình học trong sách giáo khoa đôi khi chậm, ít được cập nhật, không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Điều này có thể khiến kiến thức học sinh tiếp thu bị lỗi thời.
- Tập trung vào lý thuyết: Nội dung giảng dạy tại trường còn chú trọng nhiều vào lý thuyết và ít thời gian cho các con thực hành.
Học ở các trung tâm đào tạo về Tin học – Lập trình
Học tin học ở các trung tâm đào tạo về Tin học – Lập trình cũng là một hình thức học phổ biến, được ba mẹ tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này là việc cho các con tham gia vào các khóa học chuyên sâu, tiếp xúc với các giáo viên chuyên môn trong lĩnh vực tin học do các trung tâm thực hiện. Các con được tiếp cận với kiến thức, kỹ năng thực hành về tin học – lập trình và công nghệ thông tin mới nhất, được cập nhập liên tục để phù hợp với thời đại.
Vậy hình thức học này có ưu và nhược điểm gì với các con?
Ưu điểm:
- Kiến thức chuyên sâu và cập nhật liên tục: Các trung tâm thường cung cấp khóa học chuyên sâu về lập trình và tin học, được cập nhật theo xu hướng công nghệ thế giới mới nhất. Học viên được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình hiện đại như Scratch, Python, Java, C/C++,…
- Thầy cô có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm: Các trung tâm Tin học – Lập trình thường có khâu tuyển chọn giáo viên kỹ càng và gắt gao. Thường đòi hỏi thầy cô là những chuyên gia trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin với kinh nghiệm thực tiễn dày dặn. Không chỉ phải vững vàng về lý thuyết, mà còn phải thành thạo về kỹ năng thực hành và kinh nghiệm đứng lớp.
- Tập trung cao độ vào việc thực hành: Khác với ở trường, các con được học chú trọng vào lý thuyết; trung tâm sẽ tập trung chú trọng vào việc cho các con thực hành trên máy tính thông qua các dự án thực tế cá nhân.
- Lớp học nhỏ, cá nhân hóa: Các lớp học ở trung tâm có quy mô nhỏ, thường có từ 8 – 10 bạn tham gia vào một lớp, cho phép các con tương tác với thầy cô tốt và sâu sắc hơn. Ngoài ra, trung tâm còn dựa theo khả năng học của các con và xếp vào từng lớp phù hợp với khả năng và tốc độ nghe – hiểu của bản thân con.
- Tập trung phát triển tư duy và giải quyết vấn đề: Học viên không chỉ học về kỹ thuật lập trình mà còn phát triển tư duy logic và khả năng phân tích, giải quyết vấn đề qua các bài tập và dự án thực tế.
- Chứng chỉ công nhận: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên thường được cấp chứng chỉ từ trung tâm, có giá trị trong việc chứng minh năng lực của con khi cần trong tương lai.
Nhược điểm:
- Chi phí học tập cao: Học tại các trung tâm đào tạo có thể đòi hỏi chi phí cao hơn so với việc tự học hoặc học trong môi trường giáo dục chính quy như trường học.
- Phụ thuộc vào chất lượng giảng viên: Chất lượng giảng dạy tại trung tâm phụ thuộc nhiều vào giảng viên, bởi nếu như giảng viên thiếu kinh nghiệm hoặc không có phương pháp giảng dạy hiệu quả, học viên có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
- Tính tự giác cao: Để học hiệu quả, học viên cần có tính tự giác và kỷ luật cao, đặc biệt khi tham gia các khóa học trực tuyến. Nếu không có sự tự giác, học viên dễ mất tập trung hoặc không hoàn thành bài tập.
- Cần thiết bị công nghệ cá nhân: Học lập trình yêu cầu học viên phải có máy tính và kết nối Internet ổn định, đặc biệt khi học online. Nếu không có điều kiện thiết bị phù hợp, học viên có thể gặp trở ngại trong quá trình học.
- Áp lực từ các dự án thực hành: Mặc dù thực hành là một ưu điểm lớn, nhưng nếu dự án quá phức tạp hoặc yêu cầu cao, học viên có thể gặp áp lực, đặc biệt là những người mới bắt đầu, dẫn đến mất động lực học tập.
Ba mẹ đang muốn cho con tham gia vào các lớp học Tin học – Lập trình, hãy liên hệ ngay với Codekids nhé. Ở Codekids – Lập trình nhí có tất cả các khóa học lập trình phù hợp cho các bé từ 7 – 15 tuổi với 2 hình thức học Offline và Online có sự hướng dẫn trực tiếp từ các thầy cô chuyên môn.
- Phương pháp ôn luyện và giải đề Tin học – Lập trình cho học sinh tiểu học
Ôn luyện và giải đề thi Tin học – Lập trình là một quá trình giúp các con làm quen được với các dạng bài tập lập trình, phát triển tư duy logic và giải quyết vấn đề. Quá trình này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với lứa tuổi nhỏ của con.
Để việc luyện giải đề không quá áp lực với các con, cần có một phương pháp ôn luyện và thực hành phù hợp. Bởi phương pháp này, không chỉ giúp các con hiểu rõ kiến thức đã học mà con nâng cao khả năng thực hành.
Sau đây Codekids – Lập trình nhí sẽ liệt kê các bước hiệu quả cần được thực hiện trong khi giải đề dành cho học sinh tiểu học:
Bước 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình trực quan, dễ hiểu
- Scratch hoặc Blockly: Đây là một trong các ngôn ngữ lập trình kéo – thả được các bạn nhỏ cấp 1 sử dụng nhiều. Bởi, đây là ngôn ngữ trực quan và hình ảnh minh họa sinh động giúp các bạn nhỏ dễ dàng nắm bắt các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, điều kiện, biến số. Học sinh cần nắm vững cách sử dụng các khối lệnh để lập trình điều khiển nhân vật, thực hiện hành động và xử lý bài toán đơn giản.
- Python cơ bản: Khi các con đã thành thạo Scratch nâng cao, con trẻ có thể chuyển sang học Python cơ bản. Đây cũng được xem là một ngôn ngữ lập trình thân thiện và dễ hiểu với lứa tuổi tiểu học. Khi học ngôn ngữ này, dần dần con sẽ hiểu được cách sử dụng vòng lặp, điều kiện, hàm và cách thức nhập – xuất dữ liệu.
Bước 2: Ôn tập lại các kiến thức tin học – lập trình cơ bản
- Nắm vững các khái niệm cơ bản: Bắt đầu với việc ôn tập lại các khái niệm cơ bản như “vòng lặp”, “điều kiện”, “chuỗi”, “sự kiện”,… Các con có thể ghi nhớ những câu lệnh bằng cách so sánh với những điều thân thuộc trong đời sống hàng ngày của con.
- Kỹ năng sử dụng máy tính: Cần nắm vững cách sử dụng máy tính, quản lý tệp, thư mục, và làm quen với giao diện lập trình. Điều này rất quan trọng để các con không mất thời gian trong phần thi liên quan đến kỹ năng sử dụng máy tính.
- Tư duy logic và thuật toán cơ bản: Cần hiểu rõ bản chất của các thuật toán cơ bản như tìm kiếm, sắp xếp, vòng lặp và điều kiện. Những bài toán này thường có trong các đề thi Tin học trẻ bảng A dành cho học sinh tiểu học.
Bước 3: Tạo một môi trường không áp lực cho các con
Đây chính là bước quan trọng nhất trong khâu chuẩn bị trước khi vào giải đề. Các con cần được ba mẹ và thầy cô khuyến khích rất nhiều trong quá trình này, bởi một tinh thần tốt và thoải mái giúp con tự tin và tập trung khi giải đề.
- Xác định mục tiêu rõ ràng và hợp lý khi con giải đề thi.
- Làm quen với các định dạng và nội dung của đề thi như số câu hỏi, số điểm và thời gian làm bài,…
- Tự tạo cho bản thân con một không gian làm bài yên tĩnh và thoải mái.
- Giữ sức khỏe tốt thông qua lối sống lành mạnh (chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ngủ đúng giờ, vận động thường xuyên,…)
- Chuẩn bị các phần thưởng nhỏ khi các con hoàn thành tốt để tạo thêm động lực học tập cho con trẻ.
Bước 4: Tìm kiếm đề thi Tin học trẻ bảng A của các năm trước
- Giải các đề thi Tin học trẻ: Các con có thể tham khảo các đề thi Tin học trẻ bảng A dành cho học sinh tiểu học vào các năm trước. Đây là cách tốt nhất để học sinh làm quen với dạng đề thi, các loại bài tập và quản lý thời gian khi thi. Ngoài ra, các đề thi mẫu cũng giúp các con hiểu rõ yêu cầu của kỳ thi đặt ra cho các con là gì.
- Giải bài tập lập trình thực tế: Bên cạnh đó, các con vẫn ôn luyện thông qua các bài tập lập trình đơn giản. Điều này giúp các con làm được nhiều dạng và có kỹ năng lập trình tốt hơn, tối ưu thời gian thực hiện. Ví dụ, các bài tập về tính toán, điều khiển nhân vật, hoặc tạo ra một trò chơi nhỏ bằng Scratch.
Bước 5: Chia nhỏ bài toán và giải quyết từng bước
- Chia nhỏ vấn đề: Thay vì giải quyết một bài toán lớn, các con có thể chia đề thi thành các phần nhỏ và tập trung giải quyết từng bước nhỏ. Điều này góp phần giúp các con sẽ không cảm thấy choáng ngợp khi thực hiện giải đề, tránh cảm giác chán nản khi thấy khó và bỏ cuộc giữa chừng.
- Hướng dẫn từng bước: Các con có thể nhờ sự trợ giúp của thầy cô hoặc ba mẹ hướng dẫn từng bước xử lý yêu cầu đề bài với những bài quá khó bằng các câu hỏi có trong đầu con. Dần dần, các con có thể hiểu được cách giải đề lớn, thông qua từng bước nhỏ và tự mình khám phá được cách giải đề của riêng mình.
Bước 6: Giải đề thi từ câu dễ đến câu khó
- Bắt đầu từ bài tập đơn giản: Ban đầu, con nên lựa chọn các bài lập trình dễ trong đề thi như vẽ hình đơn giản, vẽ đường thẳng, hay lập trình để nhân vật di chuyển theo hướng cụ thể. Những bài này sẽ giúp các con nắm vững lại các khái niệm cơ bản mà đề thi yêu cầu.
- Sau đó tăng dần độ khó: Khi học sinh đã quen dần với những bài ở mức độ dễ trong đề thi và tốc độ giải dạng bài này đã tăng lên, hãy dần dần tăng độ khó bằng các bài toán yêu cầu nhiều logic hơn, chẳng hạn như tạo vòng lặp để lặp lại một hành động hoặc thêm điều kiện và chuỗi câu lệnh để kiểm soát hành vi nhân vật.
Bước 7: Phân bổ thời gian hợp lý
Sau khi giải đề vững vàng hơn và con có nhu cầu đẩy nhanh tốc độ của bản thân thì hãy tiến hành thực hiện bước này. Con phải tập phân bổ thời gian của đề thi dành cho từng bài, từng phần của đề thi một cách hợp lý và khoa học.
- Trước khi vào làm bài, các con cần dành ra 5 – 10 phút, đọc thật kỹ để có bao nhiêu bài, điểm số của từng bài và yêu cầu của các bài là gì.
- Ưu tiên làm các bài dễ làm, dễ có điểm trước. Sau đó đến các điểm cao và con có thể làm nhanh. Cuối cùng là những bài có độ khó cao, con chưa có sự chắc chắn.
- Và con nhớ chừa lại cho mình một khoảng thời gian cuối giờ để kiểm tra, sửa lỗi hoặc bổ sung bài làm nếu cần thiết.
Bước 8: Luyện thi thử với thời gian giới hạn
- Thực hiện thi thử với đề thi thật: Để các con có thể làm quen với áp lực thi cử, ba mẹ có thể đóng vai là người tổ chức các buổi thi thử với thời gian giới hạn như thi thật. Điều này giúp các con luyện tập khả năng phân bổ thời gian của mình và không bị bối rối khi gặp các bài toán trong kỳ thi.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm: Sau mỗi lần thi thử, ba mẹ và các con có thể đánh giá việc phân bổ thời gian của con vào các dạng bài đã hợp lý hay chưa và tìm ra những điểm con cần cải thiện. Từ đó, giúp các con phát triển kỹ năng quản lý thời gian và phát triển kỹ năng làm bài.
Kết luận
Việc cho các con nắm bắt các 8 kinh nghiệm giải đề tin học cho học sinh tiểu học không chỉ giúp học sinh tiểu học phát triển phương pháp học tập, mà còn giúp các con vững vàng hơn khi đối diện với những thách thức lớn. Và, điều quan trọng nhất mà Codekids muốn nhấn mạnh đó chính là các con cần kiên trì, chăm chỉ và luôn khám phá những điều mới mẻ trong thế giới công nghệ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của Codekids, các con có thể áp dụng được và có những bước tiến mới trong quá trình học lập trình của các con. Và, nếu ba mẹ đang muốn tìm kiếm một nơi cho con học lập trình và luyện giải đề thi Tin học trẻ, ba mẹ hãy liên hệ với Codekids – Lập trình nhí để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.